Tin Dịch vụ VNPT

SD-WAN là gì? Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng công nghệ SD-WAN

Ngày 02/04/2024     74
Công nghệ SD-WAN đang trở thành xu hướng được nhiều doanh nghiệp quan tâm và ưu tiên sử dụng. Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt, SD-WAN mang đến nhiều lợi thế cho các tổ chức, doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về giải pháp này!

SD-WAN là gì? Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng công nghệ SD-WAN

SD-WAN là gì?
SD-WAN (Software-Defined Wide Area Network) là kiến trúc mạng WAN ảo cho phép các tổ chức quản lý và giám sát hệ thống mạng một cách linh hoạt, trực quan nhờ sử dụng phần mềm và các công nghệ ảo hóa.

Với SD-WAN, các kết nối mạng từ nhà cung cấp dịch vụ khác nhau như MPLS, Internet, LTE được kết hợp và tận dụng một cách linh hoạt. Điều này cho phép tăng cường hiệu suất mạng, giảm độ trễ và đảm bảo khả năng truy cập ổn định đến các ứng dụng và dịch vụ.

Hơn nữa, SD-WAN hỗ trợ khả năng quản lý trung tâm, giúp doanh nghiệp theo dõi, cấu hình và quản lý mạng WAN một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Giải pháp này cũng cung cấp tính năng bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn.

SD-WAN-là gì-1

Tại sao chúng ta cần đến SD-WAN?
Trong thời đại công nghệ thay đổi, các doanh nghiệp đang dần chuyển sang sử dụng đám mây và các dịch vụ phần mềm (SaaS). Trước đây, chúng ta thường phải kết nối với trung tâm dữ liệu của công ty để truy cập các ứng dụng kinh doanh. Nhưng hiện nay, công nghệ đám mây ra đời giúp người dùng truy cập ứng dụng nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Có thể thấy, mạng WAN truyền thống không còn phù hợp với nhu cầu hiện nay của doanh nghiệp nữa vì sẽ đẩy toàn bộ lưu lượng từ các văn phòng chi nhánh về trụ sở chính gây ra độ trễ cao, giảm hiệu suất ứng dụng. SD-WAN giúp đơn giản hóa mạng WAN, giảm chi phí, tối ưu hóa băng thông và cung cấp đường truyền ổn định. Đặc biệt, các ứng dụng quan trọng sẽ được ưu tiên và vẫn đảm bảo bảo mật và an toàn dữ liệu.

SD-WAN hoạt động như thế nào?

Mô hình mạng truyền thống dựa trên router thường khá cứng nhắc, phức tạp, kém hiệu quả và không thân thiện với đám mây, ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. 

SD-WAN cho phép các doanh nghiệp tập trung vào đám mây cung cấp trải nghiệm chất lượng ứng dụng (QoEx) tốt hơn cho người dùng. Bằng cách nhận biết các ứng dụng, SD-WAN có khả năng định tuyến thông minh. Mỗi lớp ứng dụng nhận được chất lượng dịch vụ và chính sách bảo mật phù hợp. Việc phân tách lưu lượng ứng dụng từ chi nhánh đến đám mây IaaS và SaaS qua internet đảm bảo hiệu suất đám mây cao nhất và bảo vệ doanh nghiệp khỏi các mối đe dọa về an ninh mạng.

6 lợi ích của SD-WAN đối với doanh nghiệp

 SD-WAN (Software-Defined Wide Area Network) có nhiều tính năng nổi bật giúp cải thiện hiệu suất và quản lý mạng tối ưu hơn. Dưới đây là một số tính năng quan trọng của SD-WAN:

Tối ưu hóa đường truyền mạng

SD-WAN sử dụng các thuật toán thông minh để tối ưu hóa lưu lượng dữ liệu qua mạng. Công nghệ này có khả năng phân loại và ưu tiên dữ liệu dựa trên các yêu cầu và quy định chính sách cấu hình từ trước. Điều này đảm bảo rằng các ứng dụng quan trọng như video hội nghị, thoại trực tuyến hoặc truy cập vào ứng dụng đám mây được ưu tiên và có hiệu suất cao.

Đa kết nối và tự động chuyển đổi

Hỗ trợ nhiều kết nối mạng khác nhau như MPLS, đường dây thuê bao và Internet công cộng. Giải pháp có khả năng tự động chuyển đổi giữa các kết nối này dựa trên điều kiện mạng, tình trạng lưu lượng và yêu cầu ứng dụng. Điều này giúp tăng cường sự linh hoạt và sẵn sàng của mạng, đồng thời giảm thiểu sự gián đoạn và mất kết nối.

Quản lý tập trung

Trung tâm quản lý tập trung cho phép người quản trị mạng dễ dàng cấu hình, giám sát và quản lý mạng trên toàn bộ hệ thống. Chính sách mạng có thể được áp dụng và điều chỉnh từ một nơi duy nhất, giúp tiết kiệm thời gian và công sức quản lý.

Bảo mật mạnh mẽ

SD-WAN cung cấp tính năng bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ mạng và dữ liệu khỏi các mối đe dọa. Giải pháp giúp hỗ trợ mã hóa dữ liệu trên toàn bộ mạng, xác thực người dùng và ứng dụng, và có khả năng phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa từ bên ngoài như tấn công, từ chối dịch vụ (DDoS) và phần mềm độc hại.

Tự động hóa và linh hoạt

SD-WAN cho phép tự động hóa quy trình triển khai và quản lý mạng. Các chính sách mạng có thể được cấu hình một lần và triển khai tự động trên toàn bộ hệ thống. Công nghệ này cũng cho phép linh hoạt trong việc thêm, sửa đổi hoặc xóa các kết nối mạng mà không cần can thiệp vào cơ sở hạ tầng vật lý.

Giảm chi phí vận hành

SD-WAN giúp giảm chi phí vận hành mạng thông qua việc tận dụng các kết nối mạng giá rẻ như Internet công cộng và 4G/5G, thay vì phải dựa vào MPLS đắt đỏ. Bên cạnh đó, giải pháp còn giúp tối ưu hóa sử dụng băng thông và tài nguyên mạng, giảm lưu lượng tiêu thụ và chi phí liên quan.

Các lĩnh vực ứng dụng SD-WAN

SD-WAN-là gì-4

Bán lẻ

SD-WAN có thể giúp quản lý các văn phòng chi nhánh dễ dàng hơn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp lớn có nhiều văn phòng trên toàn cầu.

XEM THÊM

SD-WAN-là gì-5

Chính phủ

SD-WAN có thể được áp dụng trong các tổ chức chính phủ để cung cấp kết nối an toàn và quản lý đám mây hiệu quả.

XEM THÊM

SD-WAN-là gì-6

Tài chính – Ngân hàng

Các tổ chức tài chính có thể sử dụng SD-WAN để kết nối các chi nhánh, cung cấp dịch vụ an toàn và tin cậy cho khách hàng.

XEM THÊM

SD-WAN-là gì-7

Sản xuất

SD-WAN có thể giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất và kết nối các cơ sở sản xuất khác nhau.

XEM THÊM

SD-WAN-là gì-8

Y tế – sức khỏe

Các tổ chức y tế sử dụng SD-WAN để kết nối các bệnh viện, phòng khám và cơ sở chăm sóc khác nhau, đồng thời đảm bảo tính an toàn và bảo mật của dữ liệu bệnh nhân.

XEM THÊM

SD-WAN-là gì-9

Logistics 

Hệ thống logistics phức tạp và phải xử lý một lượng lớn dữ liệu, SD-WAN giúp tối ưu hóa quản lý mạng, cải thiện hiệu suất hoạt động. Doanh nghiệp có thể quản lý chi nhánh và các điểm giao hàng từ xa một cách hiệu quả hơn, đảm bảo kết nối liên tục và ổn định.

XEM THÊM

Giáo dục

SD-WAN giúp kết nối các cơ sở giáo dục từ xa một cách hiệu quả, tạo ra mạng lưới liên kết mượt mà và ổn định. Giảng viên và học sinh truy cập vào các nguồn tài nguyên trực tuyến, nền tảng học trực tuyến và ứng dụng đào tạo từ xa một cách dễ dàng và không gián đoạn.

XEM THÊM

Hầu hết các doanh nghiệp lớn với nhiều văn phòng chi nhánh đều lựa chọn sử dụng SD-WAN để quản lý các chi nhánh dễ dàng và thuận tiện hơn. Doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ vẫn có thể tận dụng khả năng của SD-WAN làm việc với nhiều loại mạng WAN khác nhau. Doanh nghiệp hưởng lợi từ dịch vụ quản lý SD-WAN như nhà cung cấp hỗ trợ triển khai, quản lý và khắc phục sự cố.