Giải pháp Máy chủ

Workstation là gì ? Các thành phần cấu tạo của máy trạm Workstation

Ngày 06/12/2019     621
Máy trạm Workstation thường được coi là sự kết hợp giữa máy tính cá nhân và máy chủ server. Vậy máy trạm Workstation là gì và các thành phần cấu tạo của Workstation gồm những gì? Chúng ta cùng tìm hiểu về máy tính workstation qua bài viết dưới đây.

Workstation là gì ? Các thành phần cấu tạo của máy trạm Workstation

Mục Lục:

1 Workstation là gì?
2 Sự khác nhau giữa máy chủ server và máy trạm workstation là gì?
3 Các thành phần linh kiện cơ bản của Workstation là gì?
3.1 Processor (CPU)
3.2 Mainboard (Bo mạch chủ)
3.3 Memory (Bộ nhớ RAM)
3.4 Graphics Card (Card đồ họa – card màn hình VGA)
3.5 Ổ Cứng (HDD, SSD,…)
3.6 Power Supply (Nguồn)
3.7 Monitor (Màn hình máy tính)
4 Cách lựa chọn một máy trạm Workstation phù hợp với nhu cầu
 

Workstation là gì?
Workstation (hay còn gọi là máy trạm hoặc máy trạm workstation, máy tính workstation,…) được sinh ra để chạy các ứng dụng, phần mềm chuyên dụng thuộc lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, phục vụ cho việc sử dụng cá nhân.

Máy trạm Workstation có độ ổn định cao, có cấu hình mạnh cung cấp hiệu suất và khả năng xử lý công việc cao hơn máy tính để bàn (desktop) bình thường. Đặc biệt, CPU, RAM, card đồ họa có khả năng xử lý tác vụ đa nhiệm. Các linh kiện này được tối ưu hóa để xử lý các công việc chuyên dụng như vẽ 3D, dựng phim, thiết kế mô phỏng, thiết kế đồ họa và tính toán…

Máy tính Workstation có thể kết nối với nhiều màn hình với độ phân giải cao và các thiết bị khác như máy tính bảng đồ họa, chuột 3D,…

Hiện tại, Dell và HP là hai nhà sản xuất máy trạm workstation hàng đầu và chất lượng nhất thế giới hiện nay.

Sự khác nhau giữa máy chủ server và máy trạm workstation là gì?

 

Máy Trạm Workstation

Máy Chủ Server

– Là máy tính có hiệu năng cao, được sử dụng cho một nhiệm vụ cụ thể (đồ họa, thiết kế 3D, tính toán,…).

– Là máy tính được sử dụng để thực hiện các yêu cầu từ các máy tính kết nối tới nó.

– Có thể kết nối mạng hoặc các hệ thống mạng khác và làm việc độc lập như một máy tính bình thường.

– Là thành phần trung tâm trong một hệ thống mạng, đáp ứng các yêu cầu về dịch vụ trong hệ thống mạng.

– Có các thiết bị nhập/ xuất cá nhân như bàn phím, chuột,…

– Không bắt buộc phải có các thiết bị nhập/ xuất cá nhân. Các thiết bị này được nối với nhiều máy chủ thông qua KVM

– Có GUI (Graphical User Interface – giao diện đồ họa người dùng) hoặc dùng CLI (Command Line Interface) tùy vào mục đích sử dụng.

– Không bắt buộc phải có GUI.

Các thành phần linh kiện cơ bản của Workstation là gì?
Processor (CPU)
Đa phần các máy workstation chuyên dụng thường không sử dụng các dòng CPU dành cho máy tính bàn phổ biến như Intel Core 2 Duo, Intel Core i series, AMD Ryzen,… Các dòng máy tính workstation thường sử dụng các dòng CPU chuyên dụng như Intel Xeon, AMD Ryzen Threadripper.

Những bộ vi xử lý đó có các tính năng vượt trội hơn nhiều so với các dòng vi xử lý máy tính bàn như tốc độ xử lý, khả năng xử lý đa nhiệm, bộ nhớ đệm (cache) cao và các công nghệ cao cấp chuyên dụng khác được tích hợp vào vi xử lý.

Đặc biệt, các dòng vi xử lý dành cho máy trạm này còn được các nhà phát triển, nhà sản xuất phần mềm viết phần mềm độc lập cho riêng các dòng CPU này nhằm giúp tối đa hóa công suất mà CPU có được như các bộ phần mềm của PTC, Autodesk, Adobe,…

Mainboard (Bo mạch chủ)

 

Mặc dù có những tính năng như các dòng mainboard máy tính desktop, nhưng các mainboard máy trạm có những đặc điểm và tính năng chuyên dụng cho workstation như:

  • Sử dụng các dòng chipset mạnh mẽ như C602, x58,…
  • Hỗ trợ lắp đặt cùng lúc 2 CPU trên cùng một mainboard
  • Có nhiều khe cắm RAM, nhiều kênh RAM và dung lượng hỗ trợ bộ nhớ RAM tối đa của mainboard cũng cao hơn
  • Hỗ trợ tính năng RAID giúp quản lý các ổ cứng và hỗ trợ backup dữ liệu tốt hơn
  • Khả năng hoạt động liên tục, hiệu suất cao và ổn định

Memory (Bộ nhớ RAM)

Sự khác biệt ở những thanh RAM chuyên dụng cho các dòng máy trạm workstation so với các dòng máy tính desktop là tính năng ECC (Error Correcting Code). Nhờ vào tính năng này mà khi máy tính có phát sinh lỗi trong quá trình sử dụng thì các lỗi đó sẽ được khắc phục kịp thời giúp cho máy workstation có thể hoạt động liên tục và không bị treo máy.

Graphics Card (Card đồ họa – card màn hình VGA)
VGA card là một trong những linh kiện không thể thiếu đối với các dòng máy trạm workstation. Có hai nhà sản xuất card đồ họa chuyên dụng dành cho workstation nổi tiếng là Nvidia với dòng sản phẩm chủ đạo là Nvidia Quadro và AMD là dòng FirePro.

Các ứng dụng, phần mềm đồ họa cho máy trạm workstation đòi hỏi sức mạnh đồ họa được chia thành 4 cấp: Professional 2D, Entry 3D, Midrange 3D và High-end 3D.

Ổ Cứng (HDD, SSD,…)
Yêu cầu cơ bản của các dòng máy tính workstation về các ổ cứng là khả năng truy xuất dữ liệu tốc độ cao và an toàn lưu trữ dữ liệu. Nhằm đáp ứng các yêu cầu trên, các dòng mainboard chuyên dụng cho máy trạm có tích hợp công nghệ RAID, cho phép người dùng có thể gắn và quản lý các ổ cứng và cấu hình RAID phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Có 3 loại ổ cứng HDD được dùng cho các dòng máy workstation là ổ cứng SATA, ổ cứng SSD và ổ cứng SAS:

  • Ổ cứng SATA: dung lượng lưu trữ lớn, giá rẻ nhưng tốc độ truy xuất dữ liệu còn khá chậm, tốc độ đọc/ghi thường dao động tầm 20 MB/s cho tới 100 MB/s
  • Ổ cứng SAS (Serial Attached SCSI): có độ bền tốt hơn, tốc độ truy suất dữ liệu cao hơn (tầm 200 MB/s cho tới 1Gb/s) nhưng dung lượng lưu trữ thấp hơn so với ổ cứng SATA
  • Ổ cứng SSD (Solid State Drive): loại ổ cứng này có tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn (tầm 500 MB/s cho tới 3Gb/s), tiết kiệm điện năng, kích thước nhỏ gọn và không gây tiếng ồn khi hoạt động so với hai loại ổ cứng SATA và SAS

Power Supply (Nguồn)
Các bộ nguồn chuyên dụng dành cho máy trạm là các loại nguồn máy tính cao cấp, đạt các tiêu chuẩn về hiệu suất cao, tiết kiệm điện năng, hoạt động ổn định và các tiêu chuẩn khác về môi trường.

Monitor (Màn hình máy tính)
Các màn hình chuyên dụng cho máy trạm workstation thường có kích thước lớn, tầm 24 inch trở lên, có góc nhìn rộng, màu sắc chân thực như các dòng màn hình Dell Ultrasharp nhằm giúp cho việc xử lý các tác vụ đồ họa thêm phần chân thực.

Đồng thời, các dòng màn hình này thường hỗ trợ nhiều chuẩn kết nối hình ảnh chất lượng cao như HDMI, Display Port, DVI,…Nếu có nhu cầu mở rộng không gian làm việc, người dùng có thể trang bị thêm màn hình vì các card màn hình chuyên nghiệp cho workstation đều có tính năng hỗ trợ kết nối và hoạt động cùng lúc nhiều màn hình (tùy vào khả năng và số lượng màn hình mà card đồ họa hỗ trợ)

Cách lựa chọn một máy trạm Workstation phù hợp với nhu cầu
Với sự đa dạng về nhu cầu và mục đích sử dụng máy trạm workstation và cũng là các kinh nghiệm tích lũy được khi tư vấn cho khách hàng, Máy Chủ Việt có những ý kiến và gợi ý giúp quý khách có thể lựa chọn máy trạm workstation phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Nếu chi phí đầu tư cho phép, quý khách hàng nên chọn các loại máy workstation được lắp ráp sẵn từ nhà sản xuất như Dell, HP, Lenovo,… Dell workstation và HP workstation thường được nhiều khách hàng tin dùng hơn. Đặc điểm của các dòng máy trạm ráp bởi nhà sản xuất thường có giá thành cao hơn nhưng thay vào đó quý khách hàng có được một bộ máy đạt tiêu chuẩn từ nhà sản xuất và được hưởng các chính sách hỗ trợ tốt nhất từ hãng.