0 Cart
Tin tổng quan ICT

Hệ thống tiếp sóng di động cho tòa nhà cao tầng quy mô lớn tiết kiệm chi phí và hiệu quả

Date 25/03/2024     183
Hệ thống tiếp sóng di động tòa nhà cao tầng quy mô lớn DAS (Distributed Antenna System) là giải pháp cải thiện các tình trạng như: Mất sóng, không thiết lập được cuộc gọi, cuộc gọi thường bị rớt, bị nghẽn, chập chờn… trong các công trình cao tầng quy mô lớn. Vậy lắp đặt tiếp sóng di động như thế nào cho tiết kiệm chi phí và hiệu quả?

Hệ thống tiếp sóng di động cho tòa nhà cao tầng quy mô lớn tiết kiệm chi phí và hiệu quả

Tại sao cần hệ thống tiếp sóng tòa nhà?
1. Các trường hợp cần cải thiện chất lượng sóng di động trong tòa nhà cao tầng:
Việc đảm bảo tín hiệu sóng di động mạnh mẽ và ổn định trong tòa nhà cao tầng không chỉ đáp ứng nhu cầu liên lạc cá nhân mà còn là yếu tố quan trọng phục vụ các hoạt động kinh doanh, công việc và giao tiếp với mọi người xung quanh. Ngoài ra, việc đảm bảo sóng di động mạnh mẽ và ổn định còn là tiêu chí để chính quyền đánh giá chất lượng và sự phổ biến thông tin, văn hóa đến cộng đồng.

Một số trường hợp sau có chất lượng sóng di động không đảm bảo trong các tòa nhà cao tầng quy mô lớn:

  • Các tầng hầm: Thường có chất lượng sóng yếu hoặc không có sóng do lớp bê tông dày làm tăng hấp thụ tín hiệu
  • Các tòa nhà cao tầng, thường từ tầng 5 trở lên: Tín hiệu mạnh nhưng thường gặp nhiễu cao và có thể gây hiện tượng mất sóng
  • Trong thang máy: Thường gặp vấn đề sóng yếu do sự cản trở từ lớp kim loại và bê tông dày
  • Hệ thống tiếp sóng di động cần thực hiện và hoàn thiện trước khi bàn giao căn hộ (đối với chung cư, nhà ở…) hoặc trước khi đi vào hoạt động (đối với nhà hàng, khách sạn..) để đảm bảo đáp ứng nhu cầu liên lạc của các cư dân và tránh gián đoạn các dịch vụ di động trong tòa nhà.

2. Lợi ích của hệ thống tiếp sóng di động cho tòa nhà cao tầng 
2.1. Mục đích xây dựng hệ thống tiếp sóng di động cho tòa nhà cao tầng là đảm bảo chất lượng cuộc gọi ổn định, không nhiễu, rớt, chập chờn… Từ đó, mang lại nhiều lợi ích đáng kể, đáp ứng mong đợi của cả chủ thuê bao, nhà mạng và chủ đầu tư. Cụ thể:

  • Đối với chủ đầu tư: Thu hút và giữ chân được nhiều khách hàng hơn, đặc biệt là những người kinh doanh vì họ cần đảm bảo khả năng trao đổi thông tin qua đường truyền di động một cách liên tục, từ đó mang lại các giá trị gia tăng vượt trội khác, nâng cao đánh giá của khách hàng chất lượng phục vụ của tòa nhà
  • Đối với nhà cung cấp dịch vụ: Mở rộng vùng phủ đến điểm chết của các trạm BTS, gia tăng số lượng khách hàng và giảm thiểu các phản hồi không tích cực đến nhà mạng về chất lượng sóng
  • Đối với chủ thuê bao: Được sử dụng tín hiệu sóng ổn định, trải nghiệm các dịch vụ như nghe gọi… của nhà mạng mà không còn gặp phải các tình trạng như: Không thiết lập được cuộc gọi, cuộc gọi thường bị rớt, bị nghẽn, chập chờn…

2.2. Ưu điểm của giải pháp tiếp sóng di động tòa nhà cao tầng quy mô lớn
Triển khai giải pháp Hệ thống tiếp sóng tòa nhà IBS một cách hợp lý và tối ưu cho từng dự án, sẽ đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu đặc thù như:

  • Đa băng tần và tương thích với nhiều nhà mạng: Hệ thống tiếp sóng cho phép các nhà khai thác sử dụng chung một hệ thống duy nhất, hỗ trợ nhiều băng tần và dịch vụ khác nhau mà không gây ảnh hưởng đến hiệu suất và chất lượng dịch vụ
  • Chất lượng phủ sóng cao: Chất lượng sóng mạnh mẽ và ổn định trong toàn bộ tòa nhà, giúp người dùng trải nghiệm liên lạc và kết nối tốt nhất. Điều này đồng nghĩa với việc tăng cường khả năng thu sóng và giảm tình trạng mất sóng hoặc giật lag trong quá trình sử dụng dịch vụ di động
  • Tính thẩm mỹ cao: Khi triển khai hệ thống tiếp sóng luôn đảm bảo rằng các thiết bị và hệ thống được lắp đặt không ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, thẩm mỹ của tòa nhà
  • Quy trình quản lý, vận hành và bảo dưỡng chuyên nghiệp: Đảm bảo hiệu quả và độ tin cậy của hệ thống kích sóng trong suốt quá trình sử dụng
  • Đảm bảo hiệu quả đầu tư nâng cấp hệ thống: Không chỉ tập trung vào việc cung cấp giải pháp kích sóng tòa nhà hiện tại mà còn đảm bảo tính linh hoạt và tiềm năng mở rộng, nâng cấp hệ thống trong tương lai

(Hình ảnh Hệ thống tiếp sóng điện thoại di động)

Lắp đặt hệ thống tiếp sóng di động bạn có thể đảm bảo rằng cư dân trong tòa nhà sẽ luôn có kết nối di động mạnh mẽ và ổn định. Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu liên lạc hàng ngày của mọi người mà còn giúp cải thiện khả năng làm việc, giao tiếp và kinh doanh trong môi trường tòa nhà.

3. Công nghệ sử dụng cho hệ thống tiếp sóng di động tòa nhà
Hệ thống IBS và hầu hết các hệ thống viễn thông thường được chia thành hai phần chính:

  • Phần thụ động: Là cơ sở truyền dẫn các tín hiệu điện tử và tín hiệu khác trong hệ thống. Một phần quan trọng trong phần thụ động là hệ thống anten phân tán (DAS). Các thành phần trong hệ thống DAS bao gồm: Cáp quang, bộ chia cân bằng và không cân bằng, cáp feeder, bộ phối hợp và bộ chia công suất. Đối với phần này, yêu cầu quan trọng là đảm bảo sự suy hao nhỏ, độ tin cậy cao, hỗ trợ nhiều mức công suất và thiết kế phù hợp với các yêu cầu của ứng dụng.
  • Phần chủ động:  Bao gồm các thiết bị và công nghệ được sử dụng trong hệ thống. Đây là các thành phần có tính năng hoạt động và can thiệp trực tiếp vào tín hiệu. Các sản phẩm chủ động bao gồm các bộ chuyển đổi sang tín hiệu quang, các trạm BTS, các bộ repeater, các bộ khuếch đại và nhiều thiết bị khác. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra và củng cố tín hiệu sóng di động trong hệ thống.

Hình ảnh Mô hình Hệ thống kích sóng điện thoại di động DAS
 

3.1.Hệ thống DAS (Distributed Antenna System)
Hệ thống DAS được thiết kế với mô hình kiến trúc phân cấp hình sao, đáp ứng các yêu cầu sử dụng hiện tại và các công nghệ mới mà không cần thay đổi kiến trúc hoặc môi trường truyền dẫn. Hệ thống phù hợp với chuẩn đi cáp trong các tòa nhà thương mại và có tuổi thọ lên đến 15 năm. Mô hình kiến trúc này cho phép triển khai hệ thống từng giai đoạn tùy theo yêu cầu sử dụng, bằng cách phân mảng thành các hệ thống thành phần độc lập.

3.2. Chi tiết thiết kế hệ thống DAS
Hệ thống DAS bao gồm các thành phần sau:

  • Hệ thống thiết bị viễn thông: Bao gồm BTS (Base Transceiver Station), Repeater và các thiết bị khác, được cung cấp và triển khai bởi nhà cung cấp dịch vụ
  • Hệ thống cáp trục chính: bao gồm cáp quang hoặc cáp 7/8″,bộ chia cân bằng hoặc không cân bằng, bộ kết nối quang. Hệ thống này cung cấp tuyến cáp chính trong tòa nhà và kết nối các tầng với nhau
  • Hệ thống cáp phân tán ngang: Bao gồm adapter, cáp nhảy, cáp 1/2″, đầu nối connector, bộ chia công suất và các thành phần khác. Hệ thống này mở rộng hệ thống cáp trục chính để cung cấp ăng-ten trong các khu vực lắp đặt
  • Hệ thống ăng-ten phân tán: Bao gồm các ăng-ten, bộ gá lắp và các thành phần khác. Hệ thống này hoàn thiện vai trò của toàn bộ hệ thống bằng cách truyền phát sóng di động trực tiếp đến các đầu cuối sử dụng dịch vụ.

(Hình ảnh Sơ đồ Hệ thống tiếp sóng điện thoại di động)

 

(Hình ảnh Ăng-ten được lắp đặt tại hành lang khách sạn)

3.3. Triển khai lắp đặt 
Trong quá trình thi công luôn đảm bảo việc lắp đặt các thiết bị và đi dây được thực hiện một cách tỉ mỉ và tinh tế, đảm bảo tính thẩm mỹ cho tòa nhà và an toàn khi vận hành. Chúng tôi cũng đặc biệt quan tâm đến việc hiệu chỉnh và bảo dưỡng, đảm bảo sự chính xác và tính toán cụ thể trong việc lựa chọn và định vị các vị trí lắp đặt.

Phương án thi công lắp đặt hệ thống DAS bao gồm:

  • Lắp đặt Anten: Anten được lắp trên trần nhà và trong vách giếng thang máy. Chúng được cố định bằng chân thép để đảm bảo độ chắc chắn và thẩm mỹ
  • Lắp đặt POI, Coupler, Splitter: Các thiết bị này được bố trí trên các cầu cáp trong phòng máy BTS (BTS ≤ 5m). Cố định trên trần ở các tầng hầm,tầng mái không yêu cầu cao về thẩm mỹ. Ở các tầng khác, chúng được lắp tại phòng kỹ thuật của mỗi tầng và tính toán sao cho tiết kiệm diện tích, cũng như dán nhãn đánh dấu.

(Hình ảnh Hệ thống tiếp sóng di động quy mô lớn)

Lắp đặt cáp tín hiệu (feeder): Các cáp feeder được nối từ phòng BTS và đi xuống các tầng dưới. Chúng được cố định bằng đai vào tường và đi trong hố kỹ thuật trên trần giả

  • Trần giả có thể tháo rời: Tấm trần giả sẽ được tháo tạm thời để kỹ thuật viên chạy cáp tín hiệu và lắp đặt Ăng-ten. Thành phẩm sẽ có Ăng-ten đặt lộ dưới trần giả
  • Trần giả thạch cao: đội thi công tạm thời tháo dỡ đèn mắt trâu để chạy dây cáp tín hiệu. Khoan lỗ tròn tại các vị trí lắp đặt anten, tương tự lỗ khoan bắt đèn mắt trâu. Sau khi hoàn thành, đội thi công lắp đặt lại đèn mắt trâu, không có chi tiết nào của hệ thống lộ dưới trần
  • Toà nhà không có trần giả: Cáp tín hiệu trong ống gen để đảm bảo thẩm mỹ. Nếu tòa nhà đang trong giai đoạn thi công hoàn thiện, sẽ chạy hệ thống cáp ngầm trong tường có ống bảo vệ. Phương án này có thể lộ ống gen nếu lắp đặt muộn khi công trình đã xây dựng xong

Lắp đặt nguồn điện AC, điều hòa và hệ thống cảnh báo: Nguồn điện AC được cung cấp từ hộp phân phối điện tại phòng kỹ thuật của mỗi tầng. Các dây điện nguồn AC đi trong ống PVC. Các bảng phân phối điện AC, hệ thống cảnh báo và điều hòa được lắp đặt theo sơ đồ bố trí thiết bị
Lắp đặt hệ thống tiếp đất: Hệ thống tiếp đất của DAS được kết hợp với hệ thống tiếp đất của toà nhà, đảm bảo điện trở suất nhỏ hơn 5 ohm.

(Một số hình ảnh quá trình lắp đặt thi công)

A. Quy trình lắp đặt hệ thống tiếp sóng di động: Để triển khai hệ thống kích sóng di động cho tòa nhà cao tầng quy mô lớn, quy trình gồm các bước sau:

1. Khảo sát, tư vấn và thiết kế hệ thống tiếp sóng

  • Tìm hiểu, ghi nhận yêu cầu của khách hàng
  • Khảo sát mặt bằng, vị trí lắp đặt hệ thống
  • Tư vấn giải pháp, vật tư, thiết bị phù hợp
  • Thiết kế bản vẽ kỹ thuật và lập dự toán (nếu cần)

2. Triển khai thi công lắp đặt thiết bị theo thiết kế

  • Tiến hành kéo cable điện, mạng, đánh dấu điểm kết nối
  • Đo kiểm tín hiệu đường truyền
  • Lắp đặt thiết bị và cài đặt
  • Kiểm tra sự tương thích và ổn định của hệ thống

3. Bàn giao sau khi nghiệm thu hệ thống

  • Bàn giao sơ đồ đi dây, vị trí lắp đặt thiết bị
  • Bàn giao tài liệu kỹ thuật (nếu có)
  • Bàn giao hướng dẫn sử dụng
  • Vệ sinh sau khi hoàn tất quá trình thi công

B. Lý do lựa chọn giải pháp tiếp sóng di động 

  • Sản phẩm chính hãng, hợp quy, nguồn gốc pháp lý rõ ràng
  • Tư vấn, khảo sát mặt bằng miễn phí
  • Chi phí hợp lý và cung cấp thiết bị phù hợp theo nhu cầu
  • Bảo hành 1 đổi 1 trong vòng 1 năm, hỗ trợ bảo trì sửa chữa trong vòng 2 năm tiếp theo (có tính phí)

Cung cấp giải pháp cho đa dạng các loại hình công trình

  • Cửa hàng kinh doanh: Phủ sóng điện thoại cho khu vực diện tích nhỏ, một sàn, không gian ít vật cản.
  • Tòa nhà quy mô lớn: Thiết kế hệ thống kích sóng chuyên nghiệp, thẩm mỹ cao, công suất đảm bảo cho vùng phủ rộng của các tòa nhà nhiều tầng, nhiều vách ngăn và vật cản.
  • Nhà máy, Khu công nghiệp kín, bị khuất sóng.

C. Những câu hỏi thường gặp
1. Tại sao tín hiệu sóng di động yếu trong tòa nhà cao tầng?

  • Hấp thụ: Vì các vật liệu xây dựng như bê tông, thép và kính có khả năng hấp thụ sóng điện từ, khiến tín hiệu di động bị suy giảm khi đi qua các vật liệu này. Đặc biệt, tầng hầm và tầng cao của tòa nhà thường gặp vấn đề về tín hiệu yếu do sự hấp thụ mạnh mẽ.
  • Khoảng cách xa từ trạm cơ sở (BTS): Khi tòa nhà cao tầng nằm xa trạm cơ sở, tín hiệu sóng di động phải đi qua một khoảng cách dài và gặp nhiều trở ngại trước khi đến được tới thiết bị di động. Khoảng cách xa này có thể làm suy giảm mức công suất và chất lượng của tín hiệu.
  • Vật cản nhiều: Nhiều vật dụng, lượng người sử dụng đông…trong tòa nhà có thể gây cản trở, phản xạ hoặc nhiễu, làm suy giảm tín hiệu sóng di động khi chúng đi qua.
  • Để cải thiện tín hiệu sóng di động trong tòa nhà cao tầng, hãy sử dụng giải pháp như hệ thống tiếp sóng di động để có thể giúp tăng cường tín hiệu sóng và cải thiện chất lượng dịch vụ di động trong các tòa nhà cao tầng.

2. Hệ thống tiếp sóng di động có ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng không?

  • Theo các nghiên cứu và tổ chức y tế hàng đầu trên thế giới như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Ủy ban Quốc tế về Tiêu chuẩn Bức xạ Không gian (ICNIRP), hệ thống kích sóng di động hoạt động ở mức công suất an toàn và không gây hại cho sức khỏe con người.
  • Các tia bức xạ từ hệ thống tiếp  sóng di động thuộc loại bức xạ không ion hóa, tức là không có khả năng làm thay đổi cấu trúc tế bào hay gây ra các tác động hóa học. Các mức công suất phát của hệ thống di động được điều chỉnh để đảm bảo tuân thủ các hạn ngạch an toàn được đề ra bởi các cơ quan quốc tế.
  • Các nghiên cứu lớn và dài hạn đã được tiến hành để đánh giá tác động của sóng điện từ từ hệ thống di động đến sức khỏe. Cho đến nay, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng sóng điện từ từ hệ thống kích sóng di động ở mức công suất an toàn gây hại cho con người.

3. Thời gian triển khai hệ thống tiếp sóng di động là bao lâu?
Thời gian triển khai hệ thống tiếp sóng di động có thể khác nhau tùy thuộc vào quy mô dự án và các yếu tố liên quan. Thông thường, quá trình triển khai một hệ thống tiếp sóng di động có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.

4. Chi phí triển khai hệ thống tiếp sóng di động cho tòa nhà cao tầng là bao nhiêu?
Chi phí triển khai hệ thống tiếp sóng di động cho tòa nhà cao tầng có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm quy mô của tòa nhà, diện tích phủ sóng, yêu cầu kỹ thuật, loại hệ thống kích sóng và cung cấp dịch vụ triển khai.

Thông thường, việc triển khai hệ thống tiếp sóng di động cho tòa nhà cao tầng đòi hỏi một khoản đầu tư kỹ thuật và cơ sở hạ tầng. Chi phí có thể bao gồm:

  • Thiết bị tiếp sóng: Bao gồm các bộ tiếp sóng, anten, các thiết bị nâng cao tín hiệu, cáp và phụ kiện liên quan. Chi phí này phụ thuộc vào quy mô và yêu cầu kỹ thuật của hệ thống.
  • Thi công: Bao gồm việc lắp đặt anten, cáp, thiết bị, và các hoạt động kỹ thuật khác như cấu hình và kiểm tra hệ thống. Chi phí này phụ thuộc vào số lượng và phức tạp của công việc triển khai.
  • Thiết bị liên quan: Bao gồm các thiết bị phụ trợ như nguồn điện, bảo vệ chống sét, hệ thống điều khiển và quản lý. Chi phí này phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của hệ thống.
  • Dịch vụ và hỗ trợ: Bao gồm các dịch vụ tư vấn, thiết kế, lắp đặt và hỗ trợ kỹ thuật từ nhà cung cấp dịch vụ.

Để xác định chi phí triển khai chính xác, liên hệ đơn vị cung cấp để có báo giá và đề xuất chi tiết dựa trên yêu cầu của tòa nhà và dự án.